Tekti Pakpahan, một người thân nạn nhân, kể rằng 2 người nhà của cô đã thiệt mạng trong chuyến bay. Hai nạn nhân này đã chi ra 800.000 Rp (80 USD) mỗi người để mua vé lên chiếc C-130.
Cô Pakpahan cũng kiên quyết phủ nhận bản tuyên bố chính thức trước đó của không quân Indonesia rằng máy bay này không sử dụng vì mục đích thương mại.
“Có thể xảy ra chuyện mua vé để được lên máy bay đối với một số người bởi họ không phải là người nhà của quan chức quân đội. Họ lên máy bay vì được một người bạn là quan chức quân đội bảo lãnh” – cô Tekti nói.
Trước đó, Phó thống chế lực lượng không quân Indonesia ông Agus Supriyatna bác bỏ cáo buộc các chuyến bay của Lực lượng không quân được sử dụng cho mục đích thương mại và cho hay không một dân thường nào được phép lên máy bay ngoại trừ các quan chức quân đội và người thân.
Một phụ nữ giấu tên đã phản đối tuyên bố này của ông Agus, cô cho rằng 2 đứa con mình cũng là nạn nhân trong chuyến bay đã bỏ ra 800.000 mỗi đứa để mua vé máy bay giá rẻ.“Sau đó, họ thông báo với chúng tôi rằng đó không phải là vé máy bay và cảnh cáo rằng nếu có điều gì không may xảy ra thì gia đình không thể đâm đơn kiện” – cô vừa nói vừa khóc.
Một người khác cho hay họ rất háo hức với chuyến bay này vì giá vé rẻ hơn.“Nếu họ mua vé máy bay thương mại, thì giá rất đắt tới 1 triệu Rp mỗi người. Đó là lý do tại sao họ lên chuyến bay này” – S. Sihombing có 2 đứa cháu gái thiệt mạng trong chuyến bay cho biết.